Cung cấp các loại hoá chất xử lý nước thải, nước cấp, khí thải

GREEN INNO là đơn vị tư vấn môi trường UY TÍN - NHANH CHÓNG - GIÁ TỐT

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

gỬI YÊU CẦU

Cung cấp các loại hoá chất xử lý nước thải, nước cấp, khí thải

1. Hóa chất xử lý nước là gì?

2. Tại sao cần xử lý nước thải?

3. Một số hóa chất xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt phổ biến

3.1. Hóa chất keo tụ, tạo bông

3.2. Hoá chất trợ lắng

3.3. Hóa chất trung hòa

3.4. Hóa chất khử trùng

3.5. Hóa chất khác

4. Cách xử lý nước thải công nghiệp

 

1. Hóa chất xử lý nước là gì?

Xử lý nước thải ô nhiễm để bảo vệ nguồn nước là một trong những ưu tiên hàng đầu cần phải thực hiện để bảo vệ sức khỏe. Có rất nhiều giải pháp xử lý nước thải được áp dụng hiện nay, tuy nhiên việc sử dụng hóa chất cho xử lý nước thải luôn phát huy được hiệu quả nhanh chóng, áp dụng trên quy mô lớn.

Hóa chất xử lý nước thải là tên gọi chung cho một tập hợp gồm các loại hóa chất có khả năng khử sạch các chất độc hại có trong nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp trước khi thải chúng ra ngoài môi trường.

Khi sử dụng, các loại hóa chất này sẽ phản ứng với các chất độc hại hay dầu mỡ,… trong nước thải và chuyển thành các chất cặn bã có thể lọc, những chất khí có thể bay đi, để tạo ra nguồn nước an toàn trước khi ra môi trường bên ngoài, bảo đảm an toàn cho con người và hệ sinh thái xung quanh. 

Hóa chất cho xử lý nước thải được chia làm 3 loại lớn:

  1. Hoá chất khử trùng (hoá chất làm trung hoà độ pH)
  2. Hoá chất đông tụ và chất keo tụ
  3. Hoá chất chống tạo bọt

2. Tại sao cần xử lý nước thải?

Nguồn nước không thể thiếu được trong quá trình sử dụng hàng ngày. Với nguồn tài nguyên nước đang dần cạn kiệt như hiện nay thì việc xử lý nước để đem đến nguồn nước sạch cho con người và môi trường thực sự là giải pháp được ưu tiên hàng đầu.

Bên cạnh đó, nếu nguồn nước thải từ sinh hoạt và nhà máy không được xử lý trước khi xả ra môi trường sẽ cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe con người khiến các bệnh về dị ứng da, ung thư da phát triển, môi trường sinh thái bị hủy diệt và hình thành nên những dòng sông chết.

Hậu quả từ việc làm ô nhiễm nguồn nước khó có thể lường hết được, Do vậy chúng ta cần phải tiến hành sử dụng hóa chất làm sạch nước công nghiệp để đảm bảo an toàn nhất có thể trước khi đổ ra ao hồ, sông, suối.

3. Một số hóa chất xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt phổ biến

Hóa chất xử lý nước thải là các loại hóa chất công nghiệp như phổ biến như PAC, JavenPolymer, Hóa chất keo tụ (Phèn nhôm sunfat, phèn sắt, …), hóa chất khử màu, hóa chất khử mùi, hóa chất điều chỉnh độ Ph, hóa chất trợ lắng, hóa chất khử trùng … 

3.1. Hóa chất keo tụ, tạo bông

Tên hóa chất

Đặc điểm, tính chất

Ứng dụng

PAC 31% Việt Trì

– Tên gọi: PAC (Poly Aluminium Chloride) bột 31% Việt Trì

– Công thức: (Al2(OH)nCl6-n)m

– Có dạng bột trắng mịn và khả năng hòa tan tốt

– Xuất xứ: Việt Trì – Việt Nam

– Quy cách đóng gói: 25kg/bao

– Dùng trong xử lý nước thải chứa cặn lơ lửng như trong ngành công nghiệp gốm sứ, gạch, nhuộm,..

– Xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản

Polytetsu

– Công thức là: [Fe2(OH)n(SO4)3n/2]m

– Dạng bột, màu vàng

– Làm chất keo tụ, tạo bông trong xử lý nước, nước thải

– Khử mùi nước thải

– Loại bỏ các kim loại nặng và photpho

Phèn nhôm

– Có công thức: AM(SO4)2 với A là một cation, còn M là ion kim loại có hóa trị II như Al

– Thường tồn tại ở dạng tinh thể, màu trắng đục

– Tạo keo tụ trong các muối độc hại

– Loại phèn nhôm amoni dùng chủ yếu trong làm trong nước.

Phèn sắt

– Có công thức: Fe2(SO4)3.H2O

– Ở dạng tinh khiết không có màu và chuyển sang tím khi hòa tan trong nước

– Ứng dụng trong xử lý các loại nước thải: công nghiệp, xi mạ,.. với chức năng là chất keo tụ.

Hoá chất keo tụ, tạo bông

3.2. Hoá chất trợ lắng

Tên hóa chất

Đặc điểm, tính chất

Ứng dụng

Polymer Cation

– Có công thức: (C3H5ON)n

– Ở dạng bột, màu trắng, không có mùi và tan hoàn toàn trong nước

– Có tính ăn mòn cùng độ nhớt cao

– Hoạt động được cả trong hai môi trường bazơ và axit.

– Sử dụng trong xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nước hồ bơi, nước dùng trong chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy hải sản. Đặc biệt là dùng ứng dụng trong xử lý bùn

– Đóng vai trò là chất keo tụ, giúp loại bỏ dễ dàng các chất rắn ra khỏi nước và hòa tan bọt khí.

–> Đây là hóa chất dùng cho những nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao trong môi trường có PH<7.

Polymer Anion

– Có công thức: CONH2(CH2-CH-)n

– Dạng bột, có màu trắng, không mùi, khả năng hút ẩm mạnh và trương nở to ra khi gặp nước

– Dùng làm chất keo tụ để kết lắng chất thải rắn hay dạng keo có kích thước nhỏ lơ lửng trong nước thải

– Sử dụng để làm khô bùn sau xử lý

–> Thích hợp cho xử lý nước thải có độ đục, hàm lượng ion kim loại cao môi trường nước có PH>7

Polymer Cation và Polymer Anion trong xử lý nước thải

3.3. Hóa chất trung hòa

Tên hóa chất

Đặc điểm, tính chất

Ứng dụng

Xút vảy NaOH

– Tồn tại ở dạng chất rắn màu trắng dạng viên, hạt hay vải hoặc là dung dịch 50% không mùi

– Nồng độ 99%

– Rất háo nước và dễ bị hấp thu bởi khí CO2

– Ứng dụng trong các ngành công nghiệp như chất tẩy rửa, công nghệ lọc dầu, sơn,..

– Giúp điều chỉnh độ pH của nước hay để xử lý nước thải dệt nhuộm bằng cách phân hủy những sản phẩm phụ độc hại

– Dùng trong sản xuất các chất như silicat, chất trợ lắng PAC,…

Axit sulfuric

– Chất lỏng sánh như dầu, không màu và không bay hơi

– Nồng độ 98%

– Giúp điều chỉnh độ pH trong nước và ứng dụng trong các ngành công nghiệp nặng, phân bón, thuốc trừ sâu,…

Xút vảy NaOH

3.4. Hóa chất khử trùng

 

3.5. Hóa chất khác

Tên hóa chất

Đặc điểm, tính chất

Ứng dụng

Mật rỉ đường

– Chất dạng lỏng đặc sánh, màu đen

– Là nguồn dinh dưỡng bổ trợ cho việc nuôi vi sinh vật tại các bể hiếu khí trong hệ thống xử lý nước thải nghèo dinh dưỡng

– Nguồn cung cấp cacbon hữu cơ chủ yếu cho vi sinh vật trong các hệ thống xử lý nước thải theo phương pháp sinh học.

MICROBE-LIFT

– Bao gồm quần thể vi sinh vật xử lý nước được nuôi cấy dưới dạng lỏng.

– Dùng trong phân hủy bùn hữu cơ

– Giúp tăng khả năng phân hủy những hợp chất hữu cơ khó phân hủy

– Tăng khả năng tạo lắng trong các công đoạn làm sạch phía sau.

4. Cách xử lý nước thải công nghiệp

Phương pháp

Đặc điểm

Phương pháp hóa học

– Ứng dụng trong xử lý nước thải ngành kim loại nặng, dệt nhuộm. xà phòng, mực in,…

– Có hai phương án thực hiện triển khai:

  • Oxy hóa khử: cho các chất oxy hóa phản ứng với những thành phần độc hại trong nước thải để chuyển hóa thành chất ít độc hơn và được tách ra khỏi nước sau đó.
  • Trung hòa: dùng những tác nhân trung hòa, kiềm, axit hay những vật liệu lọc axit để trung hòa và giảm ảnh hưởng của nước thải trước khi ra ra bên ngoài môi trường.

– Ưu điểm:

  • Cho hiệu quả nhanh
  • Dễ sử dụng và quản lý

– Nhược điểm:

  • Giá thành cao
  • Trong quá trình xử lý dễ phát sinh ra chất gây ô nhiễm thứ cấp

Phương pháp sinh học – dùng vi sinh

– Phù hợp cho xử lý nước thải từ các ngành sản xuất công nghiệp có chứa thành phần hữu cơ

– Đây là phương pháp dùng các loại vi sinh vật để khử những chất hữu cơ độc hại. Các vi sinh vật đó sẽ có sẵn trong nước thải hoặc do chúng ta cho thêm vào.

Phương pháp cơ học

– Là phương pháp dùng để loại bỏ các chất có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước thải

– Ứng dụng trong xử lý nước thải mạ crom, xi mạ kẽm, sản xuất giấy,.. cùng tất cả các nguồn phát sinh nước thải chứa kim loại nặng khác.

+ Dùng bể lắng để phân tách các chất lơ lửng trong nước thải công nghiệp

+ Dùng lưới lọc hay song chắn rắn để giữ lại những tạo chất không hòa tan có kích thước lớn

+ Sử dụng bể tách mỡ, bể thu dầu để tách những chất cặn nhẹ hơn nước

+ Sử dụng vật liệu lọc chuyên biệt, lưới lọc hay vải lọc để giải phóng các chất thải khỏi huyền phù, phân tán nhỏ

Phương pháp hóa lý

– Kết hợp phương pháp hóa học và vật lý để loại bỏ bớt những thành phần gây ô nhiễm trong nước thải mà khong thể dùng được bằng bể lắng

– Hai công nghệ nổi trội nhất là:

+ Công nghệ keo tụ tạo bông

+ Công nghệ trích ly pha lỏng

Phương pháp điện hóa

–  Hoạt động dựa trên việc sử dụng hai dạng năng lượng là điện và hóa học để có thể loại bỏ triệt để các thành phần chất độc hại có trong những nguồn phát sinh nước thải công nghiệp phổ biến

– Có hai công nghệ để loại bỏ chất độc hại là:

+ Công nghệ keo tụ điện hóa

+ Công nghệ oxy hóa điện hóa

– Mang lại hiệu quả cao nhưng đòi hỏi người có chuyên môn cao về kỹ thuật và quy cách vận hành

Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết lựa chọn loại hóa chất xử lý nước nào phù hợp nhất thì hãy liên hệ ngay với GREEN INNO qua số hotline 0333 01 9798 để đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi có thể hỗ trợ bạn nhé.

Gửi yêu cầu