GREEN INNO là đơn vị tư vấn môi trường UY TÍN - NHANH CHÓNG - GIÁ TỐT
BÀI VIẾT PHỔ BIẾN
gỬI YÊU CẦU
Tư vấn thiết kế Thi công hệ thống xử lý khí thải đạt chuẩn
Trên đà phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, các ngành công nghiệp nặng – nhẹ cũng đang có bước tiến rõ rệt. Cũng vì thế mà chất lượng môi trường đang đi xuống bởi lượng khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp trong quá trình hoạt động liên tục. Vậy phải xử lý khí thải ra sao? Các công nghệ và quy trình xử lý nào phù hợp, đáp ứng đúng tiêu chuẩn xả thải của luật bảo vệ môi trường?
1. Các nguồn khí thải gây ô nhiễm cần được xử lý chủ yếu:
Có vô số nguồn khí thải gây ô nhiễm, trong khuôn khổ bài viết chúng tôi chỉ đề cập tới những nguồn khí thải do hoạt động của nhà máy, xí nghiệp tạo ra.
- Khí thải sản xuất hạt nhựa
- Khí thải lò hơi
- Khí thải xi măng
- Bụi khí thải nấu nhôm
- Bụi khí thải nấu đồng
- Khí thải hơi bể mạ/ axit
- Khí thải hơi hàn
- Khí thải phòng thí nghiệm
- Khí thải bụi sơn
- Khí thải than cốc
- Khí thải lò đốt rác
- Khí thải nhà máy thuốc BVTV
- Khí thải mùi hệ thống XLNT
- Xử lý bụi
2. Tại sao các doanh nghiệp cần phải xử lý khí thải ?
Theo chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước “Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”. Ô nhiễm môi trường đang đe dọa cuộc sống của người dân Chỉ thị số 13/CT-TTg khẳng định phát triển bền vững là một chủ trương nhất quán, trong đó, bảo vệ môi trường là một trong bốn yếu tố để phát triển bền vững.
Khí thải chứa nhiều thành phần chất ô nhiễm, nếu như không được xử lý phát tán vào không khí thì nó sẽ dẫn đến tình trạng gây hại nghiêm trọng đến môi trường xung quanh, cụ thể tình trạng mất cân bằng sinh thái, khí hậu biến đổi thất thường, dịch bệnh ngày càng nguy hiểm.
Theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính hoặc tới mức bị đình chỉ hoạt động tùy theo mức độ vi phạm công tác bảo vệ môi trường. Như vậy, doanh nghiệp nếu không xử lý khí thải sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất. Vì vậy, việc đầu tư hệ thống xử lý khí thải là điều các doanh nghiệp nên thực hiện.
Môi trường – khí thải – con người là một vòng tuần hoàn khép kín và có mối quan hệ mật thiết với nhau, là mối đe dọa hàng đầu mà các nhà khoa học đang tìm ra hướng khắc phục và giải quyết hiệu quả hơn. Theo nghiên cứu mới nhất từ The Enviromental Performance Index (EPI) của Mỹ cho biết Việt Nam đứng trong top 10 các nước ô nhiễm không khí ở Châu Á. Năm 2016, GreenID công bố báo cáo sơ lược tình trạng môi trường tại TP. HCM và Hà Nội như sau:
- Hà Nội: Chỉ số AQI trung bình là 121, nồng độ bụi PM2.5 là 50.5 gấp đôi quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và gấp năm lần khuyến nghị từ WHO (10 µg/m3).
- TP.HCM: Chỉ số AQI trung bình là 86, nồng độ bụi PM2.5 là 28.3 cao hơn so với quy chuẩn quốc gia và gấp ba lần khuyến nghị từ WHO
Một vấn đề khác mà chúng ta cần giải quyết đó chính là hạn chế lượng khí thải thải ra môi trường mỗi ngày. Bằng sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, nhiều hệ thống xử lý khí thải mới, hiện đại hơn dần được phát minh và mang lại hiệu quả không ngờ.
Việc xử lý ngay tại nguồn từ các nhà máy, xí nghiệp thực sự là vấn đề vô cùng cần thiết. Góp phần phát triển nền kinh tế, song hành với việc bảo vệ môi trường sống của con người. Tuy nhiên để lựa chọn được hệ thống xử lý phù hợp nhất với quy mô và ngành nghề sản xuất của doanh nghiệp mình; bạn cần lựa chọn kỹ lưỡng đơn vị tư vấn thiết kế thi công.
3. Các công nghệ, phương pháp và kỹ thuật xử lý khí thải
Tùy vào đặc tính của từng ngành mà lượng khí thải thoát ra môi trường có những đặc tính – thành phần các chất cũng khác nhau. Trong ngành công nghiệp, các chất thường thấy có thể kể đến như: CO2, SO2, H2S,..tro bụi trong các quá trình đốt nhiên liệu ở các xưởng: lò đốt than, lò đốt gạch, sản xuất xi măng, nhà máy nhiệt điện…
Không chỉ trên thế giới mà ngay cả thị trường Việt Nam cũng đã và đang vận hành một số
công nghệ tiên tiến như:
3.1. Tháp rửa khí
Cấu tạo bằng một khoang rỗng hình tròn hoặc hình chữ nhật, có chứa một lớp đệm bằng vật
liệu rỗng (thường được làm bằng sứ, kim loại màu, nhựa,…) ở bên trong và thường xuyên được tưới nước trong quá trình hoạt động.
- Nguyên lý hoạt động: Khí thải sẽ được dẫn từ dưới lên đi qua lớp vật liệu rỗng, các thành phần ô nhiễm ở dạng rắn khi tiếp xúc với bề mặt ướt được giữ lại và bị cuốn trôi xuống thùng chứa và xả ra định kì dạng bùn; các khí sạch thoát ra ngoài.
- Nhược điểm: khi hoạt động ở vận tốc khí cao thì kỹ thuật xử lý khí thải này ít được dùng bởi dễ xảy ra hiện tượng nước bị thổi ngược trở lên và tràn vào ống thoát khí sạch.
3.2. Tháp hấp phụ
Đây là phương pháp phân ly khí dựa vào sự hấp phụ của một số chất hấp phụ. Trong quá trình vận hành thì các phần tử khí gây ô nhiễm môi trường sẽ bị giữ lại khi tiếp xúc với bề mặt vật liệu hấp phụ. Tháp hấp phụ là một trong những tháp xử lý khí thải cũng được sử dụng rộng rãi để khử ẩm, khử mùi trong khí thải, khí độc, thu hồi hơi,…
- Ưu điểm: Chi phí lắp đặt tương đối thấp
3.3. Tháp gia nhiệt
Tháp xử lý khí thải gia nhiệt là phương pháp gia nhiệt hay còn gọi phương pháp thiêu đốt, bằng ngọn lửa trực tiếp thiêu trong ống khói hay buồng đốt riêng. Quy trình xử lý khí thải này được đánh giá là một trong những phương pháp an toàn và hiệu quả nhất.
Vậy vì sao có phương pháp xử lý khí thải này? Dựa vào đặc tính của các thành phần chính trong phần lớn các loại khí thải. Các chất này thường có mùi hôi, bị oxi hóa hoặc dễ cháy, sau quá trình phản ứng với oxi thì các chất này sẽ có ít mùi hơn. Thế nhưng để thực hiện được công nghệ này thì chi phí đầu tư và vận hành lớn hơn các công nghệ khác.
Ngoài các phương pháp, công nghệ xử lý khí thải trên, hiện nay trên thị trường cũng còn có một số công nghệ xử lý khí thải khác như:
- Xử lý bằng phương pháp thiêu đốt.
- Xử lý bằng phương pháp lọc sinh học.
- Xử lý bằng phương pháp lọc tĩnh điện.
- Xử lý bằng phương pháp hấp thụ.
3.4. Phương pháp Cyclon trong xử lý khí thải
Một trong những công nghệ đó phải kể đến xử lý khí thải bằng phương pháp Cyclone. Sử dụng cyclone trong xử lý khí thải. Mục đích tách lượng bụi khói khổng lồ ra khỏi hỗn hợp khí thải ra ngoài môi trường.
Phương pháp này chủ yếu sử dụng là dùng lực ly tâm để lọc bụi bẩn thông qua hai cách lọc khí bụi cyclone khô và cyclone ướt.
Phương pháp phù hợp với các loại bụi có kích thước khác nhau. Tuy nhiên với một cyclone đơn lọc hiệu quả với bụi từ 15 micromet đến 20 micromet.
Đối với bụi có kích thước nhỏ hơn dưới 10 micromet đến 5 micromet. Có thể cải tiến cyclone bằng cách lọc tuần hoàn lần 2 hoặc ghép với một thiết bị lọc bụi khác.
Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả lọc bụi có thể ghép nhiều thiết bị cyclone theo cách song song hoặc nối tiếp nhau.
Xử lý khí thải bằng phương pháp cyclon được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất bột giấy, thức ăn gia súc, xi măng, sản xuất phân bón, quá trình rây, đập, nghiền sàng,….
Ưu nhược điểm của phương pháp cyclon trong xử lý khí thải
Thiết bị hay phương pháp nào được áp dụng để xử lý khí thải cũng có ưu nhược điểm riêng và thiết bị cylon cũng vậy. Các ưu, nhược điểm của phương pháp này được nêu ra theo bảng phía dưới đây.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Hiện nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng, triển khai trong việc xử lý khí thải. Xử lý khí thải bằng phương pháp cyclon là một phương pháp đơn giản, chi phí đầu tư ít, dễ vận hành và phù hợp cho các ngành nghề hiện nay như sản xuất xi măng, chế biến gỗ, sản xuất phân bón, sản xuất giấy và bột giấy…
10. Tại sao chọn GREEN INNO?
Green Inno cung cấp giải pháp công nghệ linh hoạt trong từng đơn vị xử lý khí thải, các biện pháp công nghệ được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nguồn thải. Trong quá trình sản xuất của các nhà máy thì các chất ô nhiễm không khí được phát thải ở nhiều dạng như: NOx, COx, SOx, bụi, các hơi hữu cơ, … Tùy vào các nguồn thải như do đốt nhiên liệu FO, DO, sinh khối hay lò sấy hay phun sương,… mà nồng độ và đặc tính nguồn thải khác nhau.
Công ty chúng tôi với đội ngũ thạc sỹ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các công nghệ xử lý và tìm các phương án xử lý chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.