Đánh giá Tác động Môi trường ĐTM

GREEN INNO là đơn vị tư vấn môi trường UY TÍN - NHANH CHÓNG - GIÁ TỐT

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

gỬI YÊU CẦU

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)

Đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường cần phải làm báo cáo này trước khi làm Giấy phép môi trường.

Tất cả các dự báo cũng như biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong Báo cáo ĐTM đều được thông qua dưới sự thẩm tra của Bộ/ Sở Tài nguyên Môi trường và các chuyên gia hàng đầu trong ngành môi trường. 

Điều này cũng nhằm ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tạo sự chủ động trong vấn đề bảo vệ môi trường nơi hoạt động của dự án.

Green Innovation cung cấp Dịch vụ Lập báo cáo đánh giá tác động Môi Trường chuyên nghiệp, nhanh chóng theo Luật Bảo vệ môi trường 2020

Căn cứ pháp lý mới nhất năm 2022

Đối tượng lập đánh giá tác động môi trường

a) Dự án đầu tư Nhóm I (quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật MT 72)

b) Dự án đầu tư Nhóm II (quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật MT 72)

Căn cứ Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường như sau:

“Điều 30. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:

a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;

b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.

2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.”

Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường

Căn cứ Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:

– Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

– Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);

– Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;

– Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;

– Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;

– Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;

– Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;

– Chương trình quản lý và giám sát môi trường;

– Kết quả tham vấn;

– Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.

– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Điều này.

Mô tả công việc ĐTM

+ Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn

+ Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT – XH

+ Thu mẫu nước, mẫu không khí, mẫu đất tại khu vực dự án và phân tích tại phòng thí nghiệm

+ Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án

+ Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án

+ Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh

+ Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án

+ Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án

+ Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường

+ Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án

+ Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án

+ Xây dựng chương trình giám sát môi trường

+ Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo

Hồ sơ cần thiết để làm Báo cáo ĐTM

– Giấy đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư

– Thỏa thuận địa điểm xây dựng

– Báo cáo đầu tư/ Giải trình kinh tế kỹ thuật/ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất

– Sơ đồ vị trí dự án

– Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải

– Bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường (nếu có)

Trong một số trường hợp cụ thể, hồ sơ có thể tăng hoặc giảm một số loại.

Tuỳ vào mỗi loại dự án và nơi triển khai dự án mà chúng ta sẽ cần có những hồ sơ pháp lý khác nhau để lập Báo cáo DTM. Tuy nhiên, Chúng tôi liệt kê bên dưới những hồ sơ cơ bản nhất cần có để lập Báo cáo DTM như sau:

  • Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Giấy đăng ký kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thay thế bằng: Hợp đồng thuê đất, Quyết định giao đất;
  • Thuyết minh dự án đầu tư bao gồm: quy mô hoạt động/sản xuất, quy trình hoạt động/sản xuất, danh mục máy móc thiết bị, số lượng công nhân viên,…
  • Các bản vẽ kỹ thuật về nhà xưởng/ cơ sở kinh doanh.

Quy trình lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. 

Quy trình thực hiện như sau:

  • Khảo sát hiện trạng dự án & các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh;
  • Thu thập giấy tờ, thông tin số liệu của dự án;
  • Tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư khu vực dự án;
  • Lập Báo cáo ĐTM;
  • Thẩm định Báo cáo ĐTM tại hội đồng thẩm định của Bộ/Sở TNMT dưới sự tham gia của Giám đốc Sở, các phòng ban liên quan và chuyên gia;
  • Hoàn thiện chỉnh sửa Báo cáo ĐTM và trình phê duyệt.

Thời gian lập & phê duyệt Báo cáo ĐTM

45 – 60 ngày làm việc.

Xử lý vi phạm

Điều 10 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường

Hành vi vi phạm quy định về thực hiện quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thực hiện quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với dự án có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

Hành vi vi phạm quy định về thực hiện quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thực hiện quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với dự án đầu tư có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Công ty bạn không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thì sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định, bị đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm đối với trường hợp vi phạm và buộc phải xây lắp, vận hành công trình bảo vệ môi trường và lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường trình UBND.

Mọi thắc mắc, hướng dẫn Quý doanh nghiệp liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất

Gửi yêu cầu